Tính toán bằng phép khử Gauss Hạt nhân (đại số tuyến tính)

Một cơ sở của hạt nhân của một ma trận có thể được tính nhờ phép khử Gauss.

Để làm điều này, cho một ma trận A cỡ m × n, trước hết ta xây dựng ma trận bổ sung trên hàng [ A I ] , {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}A\\\hline I\end{array}}\right],} trong đó I là ma trận đơn vị n × n.

Tính toán dạng cột bậc thang rút gọn bằng phép khử Gauss (hay bất kỳ phương pháp phù hợp nào), ta có một ma trận [ B C ] . {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}B\\\hline C\end{array}}\right].} Một cơ sở của hạt nhân của A bao gồm các cột khác zero của C sao cho cột tương ứng của B là một cột zero.

Thực tế, tính toán có thể ngừng lại một khi ma trận phía trên mới chỉ được đưa về dạng cột bậc thang: những tính toán còn lại chỉ nhằm đổi cơ sở của không gian vectơ sinh bởi các cột mà phần thuộc ma trận trên là zero.

Ví dụ, giả sử

A = [ 1 0 − 3 0 2 − 8 0 1 5 0 − 1 4 0 0 0 1 7 − 9 0 0 0 0 0 0 ] . {\displaystyle A=\left[{\begin{array}{cccccc}1&0&-3&0&2&-8\\0&1&5&0&-1&4\\0&0&0&1&7&-9\\0&0&0&0&0&0\end{array}}\,\right].}

ta có

[ A I ] = [ 1 0 − 3 0 2 − 8 0 1 5 0 − 1 4 0 0 0 1 7 − 9 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 ] . {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}A\\\hline I\end{array}}\right]=\left[{\begin{array}{cccccc}1&0&-3&0&2&-8\\0&1&5&0&-1&4\\0&0&0&1&7&-9\\0&0&0&0&0&0\\\hline 1&0&0&0&0&0\\0&1&0&0&0&0\\0&0&1&0&0&0\\0&0&0&1&0&0\\0&0&0&0&1&0\\0&0&0&0&0&1\end{array}}\right].}

Biến đổi phần trên của ma trận về dạng cột bậc thang bằng các biến đổi cột thực hiện trên toàn bộ ma trận để có

[ B C ] = [ 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 3 − 2 8 0 1 0 − 5 1 − 4 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 − 7 9 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 ] . {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}B\\\hline C\end{array}}\right]=\left[{\begin{array}{cccccc}1&0&0&0&0&0\\0&1&0&0&0&0\\0&0&1&0&0&0\\0&0&0&0&0&0\\\hline 1&0&0&3&-2&8\\0&1&0&-5&1&-4\\0&0&0&1&0&0\\0&0&1&0&-7&9\\0&0&0&0&1&0\\0&0&0&0&0&1\end{array}}\right].}

Ta thấy ba cột cuối cùng của B là các cột zero, vì thế, ba cột cuối cùng của C,

[ 3 − 5 1 0 0 0 ] , [ − 2 1 0 − 7 1 0 ] , [ 8 − 4 0 9 0 1 ] {\displaystyle \left[\!\!{\begin{array}{r}3\\-5\\1\\0\\0\\0\end{array}}\right],\;\left[\!\!{\begin{array}{r}-2\\1\\0\\-7\\1\\0\end{array}}\right],\;\left[\!\!{\begin{array}{r}8\\-4\\0\\9\\0\\1\end{array}}\right]}

là một cơ sở của hạt nhân của A.

Chứng minh rằng phương pháp này có thể tính toán ra hạt nhân: Bởi các biến đổi cột tương ứng với việc nhân các ma trận khả nghịch vào phía bên phải, nên ma trận [ A I ] {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}A\\\hline I\end{array}}\right]} giản ước về [ B C ] {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}B\\\hline C\end{array}}\right]} có nghĩa là tồn tại một ma trận khả nghịch P {\displaystyle P} sao cho [ A I ] P = [ B C ] , {\displaystyle \left[{\begin{array}{c}A\\\hline I\end{array}}\right]P=\left[{\begin{array}{c}B\\\hline C\end{array}}\right],} với B {\displaystyle B} ở dạng cột bậc thang. Vì vậy A P = B , {\displaystyle AP=B,} I P = C , {\displaystyle IP=C,} và A C = B . {\displaystyle AC=B.} Một vectơ cột v {\displaystyle v} thuộc hạt nhân của A {\displaystyle A} (tức là A v = 0 {\displaystyle Av=0} ) khi và chỉ khi B w = 0 , {\displaystyle Bw=0,} với w = P − 1 v = C − 1 v . {\displaystyle w=P^{-1}v=C^{-1}v.} Vì B {\displaystyle B} đang ở dạng cột bậc thang nên B w = 0 {\displaystyle Bw=0} khi và chỉ khi các phần tử khác 0 của w {\displaystyle w} tương ứng với các cột zero của B . {\displaystyle B.} Bằng việc nhân với C {\displaystyle C} , ta có thể suy rằng điều này chỉ có thể khi và chỉ khi v = C w {\displaystyle v=Cw} là tổ hợp tuyến tính của các cột tương ứng trong C . {\displaystyle C.}

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hạt nhân (đại số tuyến tính) http://www.matrixanalysis.com/DownloadChapters.htm... http://mathworld.wolfram.com/Kernel.html http://mathworld.wolfram.com/Rank-NullityTheorem.h... http://www.encyclopediaofmath.org/index.php?title=... http://www.khanacademy.org/video/introduction-to-t... http://web.comlab.ox.ac.uk/oucl/work/nick.trefethe... https://mathvault.ca/math-glossary/#null https://www.math.ohiou.edu/courses/math3600/lectur... https://web.archive.org/web/20091031193126/http://... https://web.archive.org/web/20170829031912/http://...